Trang chủ
|
Giới thiệu
|
Sản phẩm
|
|
|
|
Tìm kiếm


1 .
2 .
3 .
4 .

STENT KIM LOẠI NITI-S » STENT ĐƯỜNG MẬT
1. STENT ĐƯỜNG MẬT (BILIARY STENT)

 Các chỉ định đặt stent:
- Ống mật bị tổn thương sau khi hay trong khi phẫu thuật: 80% hẹp lành tính xảy ra sau khi cắt bỏ túi mật
- Viêm tuỵ mãn tính
- Nối các ống lại sau khi cấy ghép gan: thường thì ống mật bị tắc hẹp sau 2-6 tháng từ khi tiến hành thủ thuật (từ 5-20% số bệnh nhân).
 Các đặc điểm chung của stent đường mật:
- Stent được đặt nhanh chóng và dễ dàng thông qua: Nội soi, X-quang can thiệp và thủ thuật qua da
- Hai đầu của stent được thiết kế dạng viền tròn giúp ngăn việc tăng sinh của các mô
- Stent đường mật có đường kính từ 6-10 mm và dài từ 40-120 mm được tích hợp trong bộ đặt có đường kính 7-8Fr do đó có thể đặt qua kênh sinh thiết của ống nội soi và cả qua da (Percutaneous)
- Với 8 điểm phản quang giúp việc kiểm soát tốt hơn khi đặt stent

1.1. Stent đường mật không phủ Niti-S
+ Kiểu S

- Được thiết kế theo cấu trúc dạng lưới với những ô cố định giúp cho stent có sự linh hoạt và mềm dẻo
- Không gây sang chấn ở phía cuối; ít tăng sản ở các cạnh ở đầu stent
- Sự kết hợp lý tưởng giữa lực lan tỏa và lực xuyên tâm giúp stent luôn duy trì hình dạng ban đầu
- Điểm phản quang: 3 điểm ở mỗi đầu và 2 điểm ở giữa.

+ Kiểu D
- Thiết kế được chứng nhận độc quyền
- Được thiết kế theo cấu trúc dạng sóng với những ô không cố định giúp cho stent linh hoạt và mềm dẻo
- Sự kết hợp lý tưởng giữa lực lan tỏa và lực xuyên tâm giúp cho stent duy trì được hình dạng cong như mong muốn để tương thích với vùng tổn thương của cơ thể
- Độ co rút thấp cho vị trí đặt chính xác
- Điểm phản quang: 3 điểm ở mỗi đầu và 2 điểm ở giữa.

+ Kiểu Y/T
- Giải pháp hiệu quả cho stent 2 nhánh để điều trị cho tắc nghẽn vùng 2 nhánh gan hay vùng ngã 3.
- Được thiết kế dựa trên kiểu D nhưng đoạn giữa được cải tiến với các khe hỡ lớn dài 2 cm giúp dễ dàng thêm vào stent thứ 2.
- Độ co rút thấp cho vị trí đặt chính xác
- Điểm phản quang: 4 điểm ở mỗi đầu và đặc biệt là đoạn phản quang dài 2cm ở giữa.

+ Kiểu LCD / LCD-type
- Cải tiến từ kiểu Y/T
- Bác sĩ có thể dễ dàng thêm stent thứ hai ở bất kỳ chỗ nào trên stent thứ  nhất, khắc phục được nhược điểm của kiểu Y/T là chỉ có thể thêm stent thứ 2 ở đoạn giữa.
- Có thể đặt thêm stent nhựa vào bên trong stent kim loại để ngăn chặn sự xâm lấn của tế bào ung thư.

          

1.2.    Stent đường mật có phủ Niti-S / Niti-S biliary covered stent
+ Kiểu S / S-type
- Stent được phủ bởi lớp màng silicone kép:
      +Tạo sự trơn láng bên trong giúp cho sự dẫn lưu đường mật được dễ dàng và chống lại sự cô đặc của dịch mật
      + Ngăn chặn sự xâm lấn của các tế bào ung thư vào bên trong stent
      + Lớp màng silicone thứ 2phủ bên ngoài (mỏng) giúp cho kim loại không tiếp xúc trực tiếp với mô tế bào nhưng vẫn tạo được sự gồ ghề cả màng kim loại giúp cho bám chặt vào đường mật.

-   Đặc biệt, stent được thiết kế thêm sợi chỉ dịch chuyển ở phía đầu stent giúp điều chỉnh khi định vị stent không chính xác và dễ dàng lấy stent ra khỏi cơ thể khi cần thiết.
-   Điểm phản quang: 3 điểm ở mỗi đầu và 2 điểm ở giữa.

+ Kiểu Comvi / Comvi-type
- Gồm 3 lớp: lớp màng PTFE nằm ở giữa 2 lớp kim loại kiểu D, tương thích với nhau tạo thành một cấu trúc đồng nhất dựa trên kiểu D
- Với cấu trúc này giúp vẫn giữ được ưu điểm của kiểu D là duy trì được hình dạng của stent phù hợp với đường cong của cấu trúc cơ thể vừa kết hợp được tác dụng của màng PTFE – có khả năng chống xâm lấn của các tế bào ung thư mạnh hơn so với lớp phủ silicone.
- Lớp kiểu D bên ngoài giúp chống dịch chuyển
- Độ co rút tối thiểu giúp cho việc định vị / đặt stent được chính xác
- Gồm hai loại: được phủ hoàn toàn và không phủ mỗi bên đầu 5mm
- Điểm phản quang: 4 điểm ở mỗi đầu phần được phủ.